Monday, June 13, 2011

công nghệ di động: Khủng hoảng lứa tuổi

công nghệ di động: Khủng hoảng lứa tuổi: "Khủng hoảng lứa tuổi 09/03/2009 Erik Erikson (1970), nhà tâm lý học đã đề cập đến các 8 giai đoạn phát triển ở một cá nhân và sự chuyển tiếp..."

8 cơn khủng hoảng cuộc đời theo Erickson

Theo Erickson, con người trải qua một loạt 8 cơn khủng hoảng tâm lý xã hội đặc trưng cho mỗi lứa tuổi của cuộc đời mà hậu quả thuận lợi và không thuận lợi sẽ có tính quyết định đối với sự phát triển nảy nở về sau của người đó.

Đối diện với "cơn sóng" tri thức

09/06/2011 09:53:51
(SVVN)Hai mươi năm qua, hệ thống giáo dục thế giới đã có nhiều chuyển biến. Để có thể đón nhận nguồn tri thức khổng lồ, đòi hỏi con người phải có cách tiếp cận mới. GS Jean Michel Djian, phụ trách chương trình Hợp tác nghệ thuật quốc tế (thuộc trường ĐH Paris 8), nguyên Tổng Biên tập tạp chí Thế Giới Giáo Dục, đã có những chia sẻ thú vị với Sinh Viên Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Jean-Michel-Djian.jpg
Nhìn giáo dục theo một cách khác
Vì sao trong thời đại ngày nay con người phải "học cách học", thưa ông?
Truyền thống học tập dựa trên nguyên tắc tích lũy kiến thức từ nhà trường và sách vở vẫn tồn tại cho tới cuối thế kỷ 20. Nhưng sau gần một thế kỷ, tính ưu việt của phương pháp học tập ấy đang gặp phải những trở ngại bởi sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Những tri thức cốt yếu mà trước đây học sinh, sinh viên chỉ có thể tiếp nhận ở trường thì nay lại được truyền tải bởi các mạng lưới nghe nhìn kỹ thuật số mà ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận như Google, Wikipedia, mạng xã hội, phát thanh, truyền hình, sách báo, điện ảnh… Điều đó dẫn tới sự quá tải trong quá trình tiếp thu tri thức và trở thành lực cản đối với quá trình truyền đạt và lĩnh hội của giáo viên hướng dẫn và người học.

TRÍ TUỆ CẢM SÚC


Bạn chắc đã không dưới một lần loay hoay thực hiện các bài trắc nghiệm để xem IQ của mình được bao nhiêu? Để rồi hể hả vì nhận ra mình nằm trong số 1% ít ỏi những người có IQ "cao ngất ngưởng" hay lo lắng tự hỏi rằng đời mình rồi sẽ về đâu khi mà IQ chẳng lấy gì làm khả quan!
Quả thực, đã từ lâu IQ vô hình trung trở thành một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực và khả năng thành đạt của một con người. Thế nhưng sự thật lại không hẳn như vậy!
Tác giả Daniel Goleman với cuốn sách "Trí tuệ xúc cảm" (Emotional Intelligence) đã đưa ra những chứng cứ, lập luận để đánh giá đúng đắn về vai trò thực sự của IQ, về tầm quan trọng ngang bằng giữa phần lý trí và phần xúc cảm của não bộ.